•   Thứ hai, 17/07/2017, 14:43 PM

Mẹ và vợ cùng rơi xuống nước, nên cứu ai?

Khi yêu, con gái thích “đánh đố” bạn trai bởi câu hỏi: “Nếu mẹ và em cùng rơi xuống sông, anh sẽ cứu ai trước?”. Câu hỏi “xưa như Trái đất” này từ xưa đến nay vẫn làm đau đầu nhiều người trong việc đi tìm lời giải.

Ngẫm tình huống “Mẹ và vợ cùng rơi xuống nước, bạn cứu ai?”

Gần đây, trên các trang mạng xã hội, nhiều người đang truyền nhau câu chuyện về cách giải quyết dứt khoát của một chàng trai người Mỹ trong tình huống “nếu mẹ và vợ cùng rơi xuống nước, bạn sẽ nhảy xuống cứu ai?”. Từ đó, dân mạng lại dấy lên các ý kiến trái chiều xung quanh chữ hiếu – chữ tình.

Sau khi nghe câu hỏi từ người bạn gái, chàng trai người Mỹ thẳng thắn đáp: “Đây thật sự là một câu hỏi rất tàn nhẫn, nếu như phải đưa ra sự lựa chọn, tôi sẽ cứu vợ của mình”.

 

Lý giải về nguyên nhân, anh này trả lời: “Trước hết, mẹ của tôi đã lớn tuổi rồi (75 tuổi). Đường đời của bà gần như đã đi gần hết nhưng còn vợ tôi thì vẫn còn trẻ. Thứ hai, nếu như bọn tôi có con cái cần phải nuôi dưỡng, tôi sẽ càng không do dự mà cứu vợ. Những đứa con không thể không có mẹ được. Tôi nghĩ mẹ tôi cũng sẽ bảo tôi cứu vợ trước, chứ không phải cứu bà”.

Có thể nhận thấy rằng, khi đối diện với vấn đề hóc búa trên, chàng trai này không hề do dự mà đã trả lời rất dứt khoát, khẳng định sẽ cứu người vợ cùng sống với mình cả đời trước.

Có một trang web của Bộ Tư Pháp công bố đáp án tham khảo: “Cứu mẹ trước là đúng”. Chuyên gia pháp luật cho rằng, đối với người yêu, chỉ có nghĩa vụ cứu trợ về mặt đạo nghĩa chứ không có nghĩa vụ về mặt pháp luật. Nếu cứu mẹ trước, người yêu có đuối nước cũng không cấu thành tội phạm; ngược lại, nếu cứu người yêu trước để mẹ đuối nước thì lại mang tội “bất hiếu” tuy rằng không cấu thành phạm tội.

Đáp án tham khảo trên đây đã là đáp án “chuẩn” hay chưa, ý kiến thảo luận vẫn không ngớt được đưa ra. Có ý kiến cho biết, đối với người phương Tây, đáp án cho câu hỏi tương tự: “Mẹ và vợ cùng ngã xuống sông” sẽ là: “Cứu vợ trước mới đúng”. Bởi vì trong văn hóa phương Tây, quan hệ vợ chồng nặng hơn quan hệ mẹ con. Gia đình mới do vợ và chồng tạo nên là hạt nhân của xã hội, giá trị được coi trọng hơn gia đình nguyên sinh.

Ngoài ra, mẹ nhiều tuổi rồi, đã trải qua phần lớn cuộc đời, vợ thì hẵng còn trẻ, xét từ khía cạnh độ dài hiệu quả của cuộc sống thì càng cần cứu vợ trước. Nếu hai vợ chồng có con đang phải nuôi dạy hay thai nhi trong bụng, cứu vợ trước là điều không nên do dự phút nào, vì con nhỏ không thể không có mẹ. Hơn nữa, tự người mẹ có lẽ cũng bảo con cứu vợ trước, bởi vì mẹ và con trai cùng có quan niệm giá trị như nhau.

Có ý kiến cho rằng đáp án của một câu hỏi tương tự khác có thể làm đáp án cho câu hỏi này. Câu hỏi ấy là: “Nếu bảo tàng bị cháy, tình hình chỉ cho phép cứu một bức tranh, bạn sẽ cứu bức tranh nào?”. Đáp án của một nhà văn nổi tiếng là: “Tôi sẽ cứu bức tranh ở gần cửa ra nhất”.

Thế là đáp án được suy ra cho câu hỏi trên: “Mẹ và người yêu ai gần nhất thì cứu người ấy trước”. Trả lời như thế là đã “ra khỏi vòng trói buộc của đạo đức” để lựa chọn theo góc nhìn kỹ thuật.

Đáp án về pháp luật và kỹ thuật đã có, vậy đáp án về đạo đức là thế nào? Thật ra, có lẽ không có đáp án đạo đức nào đạt “chuẩn” cả vì đạo đức là sự lựa chọn chủ quan, người này khó có thể thay người khác hoặc nhiều người khác đưa ra một đáp án tiêu chuẩn. Trong xã hội “cai trị nước bằng pháp luật” như hiện nay, luật pháp được đánh bằng thép, còn đạo đức thì co giãn. Trong tình hình ấy, có lẽ “đề khó nghìn năm” cứ tiếp tục “nghìn năm” nữa. Cho dù có đáp án “chuẩn” thì chưa chắc mọi người đều tán đồng.

Ba năm trước, ở một huyện quê, có ba mẹ con bị lật thuyền ngã xuống sông, con trai biết bơi cứu vợ trước, cứu mẹ sau. An toàn rồi, người mẹ không trách con trai, nhưng người cha thì không bằng lòng, mắng con: “Mẹ mày sắp hết hơi rồi mà mày còn đẩy thuyền sợ vợ mày nguy hiểm. Vợ mày vẫn nắm chặt vòng sắt của thuyền, còn nguy hiểm gì nữa? Lúc ấy phải cứu mẹ mày trước, an toàn rồi hãy đẩy thuyền cứu vợ lên bờ”.

Nhưng ba năm trôi qua, thời đại đã đổi khác, “thiên cổ nan đề” đã có đáp án mới với suy nghĩ khiến mắt ai nấy sáng ra, trong số đó tuyệt nhất là đáp án: “Không cần cứu! Em tự bơi được mà!”. Đúng rồi, mẹ thuộc thế hệ trước, không biết bơi là điều dễ hiểu, còn các cô gái ngày nay sao lại không tự học bơi? Nghe nói một số trường ở nước ta hiện nay đã đưa môn bơi thành môn học bắt buộc của học sinh. Biết bơi là một kỹ năng cứu sinh cơ bản, nam nữ đều cần như nhau. Người ta cứu được một lần chứ không cứu được cả đời, khi bạn trai không ở bên cạnh thì làm thế nào?

Một số bạn gái không thích câu hỏi này, không phải vì khó mà vì hoài nghi tính chân thực của câu hỏi. Người ta đã biết là khó mà còn cố hỏi. Hơn nữa nếu câu hỏi này là không công bằng với nữ giới, dường như họ thích nêu ra mâu thuẫn, xung đột khó cho cả hai bên mà không thông cảm với hoàn cảnh và cảm thụ của đối phương. Ngoài ra, cô gái nào cảm thấy mình đương nhiên đáng được cứu trước, phải chăng đều yếu đuối và vô dụng? Một cô gái trẻ khỏe mạnh mà đến nỗi cùng đợi cứu như một người già thì thật ra còn gì là vẻ vang, đáng nêu nữa?

Có cô nói thẳng: “Là nữ, tôi không thích câu hỏi này vì nó chẳng khác gì câu hỏi của bạn nam: ‘Nếu anh và bố em đánh nhau, em giúp ai?’. Câu trả lời sẽ là: ‘Đương nhiên phải giúp bố em, bố nuôi con gái lớn đến chừng này, lại gả chồng, mà còn để bố chịu ấm ức hay sao?’. Đáp án “Đương nhiên phải giúp bố em” với lời lẽ phẫn nộ vì nghĩa còn cần suy nghĩ thêm, nhưng nếu bạn nữ hỏi: “Em và mẹ anh cùng lúc ngã xuống sông, anh giúp ai?” thì bạn nam bây giờ sẽ trả lời: ‘Lắm chuyện thế! Lại còn ngã cùng lúc nữa chứ! Không biết bơi thì đến chơi nơi sông nước làm gì!'”.

Cuối cùng, có bạn nói nếu “thiên cổ nan đề” một ngày nào đó trở thành hiện thực và “đối tượng” của mình nêu ra hỏi thì đáp án tối ưu là “chia tay”. Dù bạn nam có đáp: “Cứu em trước” cũng “chia tay”, bởi vì nếu tình cảm không vờ vĩnh, giả dối thì anh ta cũng là người con bất hiếu! Câu trả lời dí dỏm, hài hước ra ngoài đầu đề này có thể kết thúc cho một “đề khó ngàn năm” chăng?

Văn hóa quyết định hành vi

Qua hai cách giải quyết tình huống nêu trên, có thể thấy rõ rằng, cách xử lý vấn đề của hai chàng trai này hoàn toàn khác nhau. Một bên đặt chữ hiếu lên hàng đầu, bên còn lại coi trọng chữ tình. Xét trên nhiều phương diện, cả hai lựa chọn này đều có cơ sở căn nguyên của nó.

Người Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung tín phụng vào kinh Thánh. Trong đó có mô tả về mối quan hệ giữa vợ chồng. Chức trách của người chồng chính là bảo vệ và yêu thương vợ, giống như Đức Chúa yêu thương con dân của mình vậy.

Người đàn ông sau khi lớn lên thì cần phải rời xa cha mẹ của mình, lấy vợ sinh con, xây dựng gia đình của mình. Do vậy, không chỉ thanh niên người Mỹ lựa chọn cứu vợ trước mà đa phần đàn ông Mỹ cũng sẽ có quyết định tương tự.

 

Khác với văn hóa phương Tây, GS.TS Vũ Gia Hiền (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch) cho hay, văn hóa của phương Đông, trong đó có Việt Nam lại chú trọng đến truyền thống đạo hiếu. Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Do vậy, trường hợp người thanh niên Trung Quốc cứu mẹ trước, sau đó mới cứu vợ cũng là điều dễ hiểu.

Từ đó có thể thấy, văn hóa khác biệt dẫn đến sự khác biệt về quan điểm giữa các nước phương Đông và các nước phương Tây, cách xử lý trong quan niệm gia đình và quan hệ vợ chồng cũng khác nhau. Hai nền văn hóa này rất khó để hoàn toàn phân rõ loại văn hóa nào tốt hơn, chỉ có thể nói mỗi bên đều có nét đặc sắc của riêng mình.

Câu chuyện thứ 2: Sự chọn lựa

Ðây là một câu chuyện vào đời nhà Minh. Có hai anh em, tính tình họ rất khác nhau mặc dầu họ cùng cha mẹ. Người anh thì rất tham lam, lười biếng và luôn luôn càu nhàu từng việc nhỏ. Người em thì siêng năng, bình dân và thương người. Một ngày, họ đẩy xe hàng đi bán. Trời mưa lớn và đường sá rất trơn. Người anh bị trượt và cái xe lôi họ rớt xuống vực thẳm. Họ đến một thế giới khác. Một viên lính gác đang chờ họ bên ngoài toà án, đưa họ đến trước mặt Diêm Vương.

Diêm Vương nói với họ: “Vì cả hai anh em đều không làm điều gì quá tốt hay quá xấu, nên hai anh em sẽ đầu thai làm người lại. Quan toà! Kiểm tra thử có gia đình nào sắp sinh con hay không”.

Quan toà đang xét xử liền xem xét sách sinh tử một cách cẩn thận và nói: “Thưa Bệ hạ, hai gia đình, họ Triệu và họ Tạ, đang chờ sinh đẻ. Con trai của họ Triệu sẽ bố thí và giúp đỡ người khác khi lớn lên, nhưng con trai họ Tạ sẽ nhận sự giúp đỡ từ người khác”.

Diêm vương nói: “Nếu đúng như vậy, thì cho hai anh em này đầu thai vào hai gia đình này”.

Sau khi nghe quyết định của Vua, người anh trai nghĩ: Nếu mình sinh vào nhà họ Triệu, mình sẽ phải làm việc nhiều và rồi giúp đỡ người khác. Mình sẽ rất bận rộn chạy ngược chạy xuôi giúp ngươì khác. Nếu mà nhận sự giúp đỡ của người khác thì mình sẽ thoải mái và rảnh rỗi hơn. Sau khi quyết định như thế, người anh qùy xuống trước mặt Diêm vương: “Tâu Bệ hạ, nếu làm việc suốt đời của tôi để giúp người khác thì khó khăn quá. Cầu xin Bệ hạ cho tôi sinh vào nhà họ Tạ để tôi có thể nhận lấy sự giúp đỡ từ người khác”. Diêm vương liền nói “Ai sinh vào nhà họ Triệu đây”. Người em trai nói: “Tâu Bệ hạ, hãy cho anh của tôi sinh vào nhà họ Tạ. Tôi xin tình nguyện sinh vào nhà họ Triệu để giúp đỡ những người khó khăn”.

Hai anh em vì thế sinh vào nhà họ Triệu và Tạ. Vì lời hứa là sẽ giúp người nghèo khó, người em trai được sinh vào nhà họ Triệu giàu có và cao quý. Khi cậu ta lớn lên, cậu là người đôn hậu và luôn luôn sẳn sàng giúp người nghèo khó. Vì tiền của của nhà họ Triệu, cậu đã giúp được rất nhiều người khác.

Tuy nhiên, người anh trai, đã ước là nhận sự giúp đỡ từ người khác, sinh vào nhà Tạ và cậu ta đã phải xin ăn từ phần còn thừa của người khác và luôn luôn nhận sự giúp đỡ từ thiện, thương hại của người khác.

Tục ngữ có câu “Cho thì giàu hơn là nhận”. Có lòng nhân bản rất hiếm quý. Những người có lòng nhân từ, trời sẽ giúp họ.

Không phải IQ cao, đây mới là thứ quyết định danh tiếng và túi tiền của bạn trong tương lai

  •   Thứ sáu, 21/07/2017, 10:15 AM
Bạn luôn cho rằng một người phải thật thông minh, IQ phải cực cao mới có thể thành công. Tuy nhiên bạn có bao giờ nghe nói tính cách con người mới thực sự tạo nên số phận!

25 điều tuyệt đối không làm trong tháng 7 cô hồn

  •   Thứ năm, 20/07/2017, 16:29 PM
Tháng 7 âm lịch được coi là tháng cô hồn, trong đó có những điều cấm kỵ tuyệt đối không được làm.

10 trang web học tiếng anh miễn phí dành cho người mới bắt đầu

  •   Thứ ba, 18/07/2017, 14:29 PM
Việc học tiếng anh luôn là một bài toán khó đối với rất nhiều bạn học sinh, sinh viên, dưới đây là 10 trang web học tiếng anh miễn phí hiệu quả và sẽ giúp các bạn tiết kiệm cả núi tiền đó.

Có bí ẩn gì sau tờ 2 Đô la mà ai cũng muốn sở hữu?

  •   Thứ ba, 18/07/2017, 12:21 PM
Bạn có biết nguyên nhân vì sao mọi người luôn săn lùng tờ 2 đô la Mĩ để bỏ vào ví ? Dưới đây là câu trả lời cho đồng tiền này.