Nhịp cầu nhân ái   •   Thứ năm, 13/07/2017, 15:40 PM

7 thí nghiệm kinh dị phi nhân tính nhất trong lịch sử loài người

Những thí nghiệm này được thực hiện ngay trên cơ thể con người hoặc động vật, thậm chí khiến đối tượng bị tàn tật, thậm chí tử vong.

Thuốc đông máu

 

Tiến sĩ Sigmund Rascher của Đức quốc xã đã tiến hành các thí nghiệm rùng rợn về loại thuốc đông máu trên các tù nhân ở trại tập trung Dachau.

Tiến sĩ Rascher đã tạo ra một viên thuốc có tên Polygal, được làm từ hợp chất pectin có trong táo và củ cải. Tiến sĩ Rascher tin rằng, những viên thuốc này có thể giúp ngăn chặn quá trình chảy máu từ vết thương do vũ khí hoặc phẫu thuật.

Do vậy, Tiến sĩ Rascher cho các tù nhân tham gia thử nghiệm uống một viên thuốc Polygal và sau đó bắn vào cổ hoặc ngực của họ để kiểm tra hiệu quả của thuốc. Thậm chí, nhiều tù nhân còn bị cắt cụt chi mà không sử dụng chất gây tê. Tiến sĩ Rascher đã thành lập một công ty sản xuất thuốc với công nhân là các tù binh chiến tranh.

Các tù nhân bị cố ý làm cho bị thương phần mềm cơ thể. Kế đến, các bác sĩ sẽ cọ xát một hỗn hợp các vi khuẩn vào vết thương hở trước khi băng bó chúng lại. Các mảnh vụn thủy tinh cũng được cho vào vết thương để mô phỏng vết thương do vũ khí gây ra trong các trận chiến

Thí nghiệm trên loài thỏ

 

Để đánh giá tình hình mô mắt bị hủy hoại như thế nào, các chuyên gia làm thí nghiệm đã dùng chất có khả năng ăn mòn trực tiếp để thử trên mắt của nhiều con thỏ.

Mục đích của thí nghiệm là dùng để đo mức độ tổn hại trên mô nhạy cảm và độc tố của những chất khác nhau được sử dụng làm mỹ phẩm, từ đó cho thấy độ kích ứng trên da.

Nạn nhân là những con thỏ bị nhỏ hóa chất mà không được hỗ trợ bằng thuốc an thần, chúng đau đớn quằn quại và phát ra những tiếng kêu thét, tệ hại hơn còn gãy lưng hay cổ khi cố gắng vùng vẫy thoát ra khỏi các dụng cụ nghiên cứu kìm kẹp.

Kết quả là sau thí nghiệm, lũ thỏ bị nổi ban, phù nề, mù lòa, xuất huyết hay chảy mủ, loét. Không ít những con thỏ còn bị chết một cách đau đớn.

Thí nghiệm Quái vật (1939)

 

Thí nghiệm này được nhà khoa học Wendell Johnson tại đại học Iowa tiến hành trên 22 trẻ em mồ côi, tại Davenport, Iowa, năm 1939 để kiểm tra chứng nói lắp của chúng. Johnson cũng chọn Mary Tudor, một trong những sinh viên của ông làm người tiến hành và giám sát nghiên cứu. Sau khi phân các trẻ làm thí nghiệm thành hai nhóm, cô Tudor bắt đầu tiến hành trị liệu nói lắp trên 2 nhóm theo 2 cách khác nhau.

Một nhóm được khen ngợi rằng các em nói năng rất trôi chảy, nhóm còn lại luôn luôn bị chê bai và chế giễu mỗi khi các em nói sai. Các em ở nhóm này bị gọi là những kẻ nói lắp. Có rất nhiều trẻ em có kỹ năng nói bình thường, sau khi tham gia thí nghiệm này và bị xếp vào nhóm thứ hai, đã phải chịu những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực và các vấn đề về ngôn ngữ trong suốt phần đời còn lại.

Các đồng nghiệp của Johnson đã gọi đây là “Thí nghiệm quái vật”, vì ông đã dám lấy trẻ mồ côi ra để chứng minh học thuyết của mình. Thí nghiệm này đã được giữ kín vì Johnson sợ danh tiếng của mình bị ảnh hưởng, trong bối cảnh các thí nghiệm trên cơ thể người của Đức quốc xã đang bị thế giới lên án. Đại học Iowa đã phải chính thức xin lỗi về thí nghiệm này vào năm 2001

Thí nghiệm sử dụng phương pháp “kiềm chế”

 

Lại một thí nghiệm vô nhân đạo nữa được áp dụng với loài khỉ. Chúng bị nhốt vào lồng hẹp và kín, bị khóa tay rồi ép lại. Sau đó chúng bị tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần để hạn chế phản ứng chống cự, nhằm xem xét khả năng "kiềm chế".

Không màng đến sự đau đớn của lũ khỉ, các chuyên gia vẫn tiếp tục sử dụng chất độc thần kinh để gây tổn thương lên cơ thể loài khỉ như một bệnh nhân thật. Rồi họ lại dùng nhiều loại thuốc để thử chữa trị căn bệnh đó.

Thí nghiệm nổ bom

Trong 3 tháng từ giữa năm 1943 - 1944, các cuộc thử nghiệm nổ bom kinh hoàng được Đức quốc xã tiến hành đối với các tù nhân tại trại tập trung Buchenwald. Mục đích của thí nghiệm là kiểm tra hiệu quả của các biện pháp điều trị dược phẩm đối với vết bỏng phốt pho gây ra bởi các vụ nổ bom.

Theo đó, tù nhân bị làm bỏng một phần cơ thể với phốt pho giống như bị bỏng trong các vụ nổ bom. Hậu quả là nhiều tù nhân bị thương nặng, thậm chí là tử vong khi tham gia thí nghiệm chết chóc này.

Thí nghiệm đóng băng

 

Quân đội Đức đã không chuẩn bị cho việc chống chọi lại thời tiết lạnh giá mà họ phải đối mặt trên mặt trận phía Đông. Chính vì vậy, hàng ngàn binh lính Đức tử vong vì điều đó. Trước tình hình này, tiến sĩ Sigmund Rascher tiến hành các thí nghiệm tại các trại tập trung Birkenau, Auschwitz và Dachau để xác định hai vấn đề: thời gian tối đa để cơ thể bị hạ nhiệt dẫn tới tử vong và phương pháp cứu sống những người đã bị tê liệt vì lạnh giá.

Tham gia thí nghiệm, tù nhân bị buộc khỏa thân rồi thả vào một thùng nước đá hoặc bị bắt đứng ngoài trời dưới nhiệt độ âm độ C. Phần lớn tù nhân thiệt mạng trong quá trình này. Một số người khác bị mất ý thức và trải qua các phương pháp hồi sức đau đớn. Kế đến, những người sống sót tiếp tục trải qua đau đớn khi bị phơi dưới ánh nắng nóng như thiêu đốt, buộc phải "quan hệ" với phụ nữ để làm nóng cơ thể, tắm nước sôi để thân nhiệt trở về bình thường.

Dự án Aversion (1970-1980)

Các đội quân phân biệt chủng tộc tại Nam Phi đã bắt ép những người đồng tính nữ da trắng và những người lính đồng tính nam tham gia các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính vào những năm 1970-1980 bằng cách cắt bỏ bộ phận sinh dục, dùng điện giật và nhiều biện pháp vô nhân tính khác. Ước tính đã có khoảng 900 cuộc phẫu thuật cưỡng ép được tiến hành từ năm 1971 đến 1989 tại các bệnh viện quân đội. Dự án này là một phần của chiến dịch loại bỏ tận gốc tình dục đồng giới ra khỏi quân đội.

Mẹ đơn thân ung thư di căn đau đáu trước tương lai 2 con thơ

Nhịp cầu nhân ái   •   Thứ năm, 11/11/2021, 10:10 AM
Chị Đinh Thị Thoa một mình nuôi 2 con nhỏ kể từ khi mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Đến nay, căn bệnh đã di căn vào nhiều bộ phận trên cơ thể khiến tính mạng chị gặp nhiều hiểm nguy.

20 bài học cuộc sống tàn nhẫn tôi ước mình biết sớm hơn

Nhịp cầu nhân ái   •   Thứ ba, 25/07/2017, 14:33 PM
Có những bài học và những sự thật dù ta có cố gắng không thừa nhận thì nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và nó khiến ta khôn ngoan hoặc ngu ngốc theo một cách nào đó!

8 cụm từ bạn không bao giờ nên nói với người khác

Nhịp cầu nhân ái   •   Thứ năm, 20/07/2017, 20:57 PM
Người xưa có câu: "Họa từ miệng mà ra", có những điều bạn tuyệt đối không nên nói vì có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với nhiều người.

9 câu hỏi hack não trả lời được bạn đúng là thiên tài

Nhịp cầu nhân ái   •   Thứ tư, 19/07/2017, 16:21 PM
Hãy cùng thử trả lời 9 câu hỏi cân não này, để xem trí thông minh nhanh nhạy của bạn đến đâu nhé!

10 thủ thuật tâm lý giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn

Nhịp cầu nhân ái   •   Thứ tư, 19/07/2017, 15:08 PM
Trong công việc, cuộc sống, chúng ta sẽ gặp phải nhiều người, nhiều chuyện mà bản thân đôi khi khó lường trước được. 10 thủ thuật tâm lý dưới đây sẽ giúp cuộc sống bạn dễ dàng hơn.